Giỏ hàng

Cách trồng gừng trong bao tại Thanh Hóa

KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG TẠI THANH HÓA

Để làm phong phú tài liệu trồng gừng trên khắp cả nước, Trí Đức cũng đã sưu tầm những cách trồng gừng ở các tỉnh khác nhau. Bài viết này được tríc từ phòng kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa với phương pháp trồng gừng trong bao xi măng. Rất hi vọng, bài viết này có thể bổ sung phần nào cách nhìn nhận về phương pháp trồng gừng ở nhiều địa phương khác nhau.

Đặc điểm sinh thái của cây gừng

Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm, hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tím.

Các loại giống gừng

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gừng được trồng phân bố hầu hết trên cả nước như:

  • Gừng dại (Zingiber cassumuar) củ khá to, nhiều xơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên.
  • Gừng gió (Zingiber Zerumbet) ít được gây trồng, củ chỉ dùng làm dược liệu.
  • Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
  • Gừng dé (gừng sẻ) được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.

Gừng trồng nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao là Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gừng ở Hoằng Hóa

Chọn đất trồng gừng ở Hoằng Hóa

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng. Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm.

Thời vụ trồng gừng ở Hoằng Hóa

Thời vụ trồng gừng từ tháng 1 âm lịch đến tháng 3 âm lịch khi có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.

Chọn giống và chuẩn bị giống gừng trước khi trồng

  • Chọn giống gừng: giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu
  • Chuẩn bị giống: Chọn củ gừng già (đủ 9 tháng tuổi trở lên), sạch bệnh bẻ hoặc cắt đoạn củ (ánh) dài 2,5 - 5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm. Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine... để phòng và diệt nấm bệnh. 1 kg gừng giống có thể cho 15 - 20 hom giống và 1 ha cần chuẩn bị 3.000 kg.

Chuẩn bị đất trồng gừng.

Đất trồng cần dọn sạch, cày, cuốc sâu ít nhất 20 cm , đập nhỏ thật tơi xốp, sau đó  cuốc hố tạo thành các luống theo luống dọc theo đường đồng mức.

Mật độ trồng gừng

Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40cm, luống cách luống khoảng 50cm, bề ruộng luống 2m.

Kỹ thuật trồng gừng.

 Sau khi đào hố ủ phân ta tiến hành trồng đặt giống sâu 5 - 7 cm tránh để trược tiếp lên phân, lấy đất mịn phủ lên dày 4-5 cm rồi ấn nhẹ tay.

Phân bón trồng gừng.

 Phân bón sử dụng cho 1ha  trồng gừng cần 20 tấn phân chuồng và1- 1,5 tấn vôi bột; 110N - 30 P2O5 - 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:

Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân;

Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân:

  • Bón đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;
  • Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;
  • Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;
  • Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho gừng

Chăm sóc cây gừng:

Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 - 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non. Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.

Làm cỏ, vun gốc cho gừng:

Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.

Bón thúc cho gừng: chia làm 4 đợt

  • Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;
  • Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;
  • Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;
  • Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho gừng

Sâu hại gừng

 Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

Bệnh hại gừng

Bệnh cháy lá

Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin,

Bệnh thối củ ở gừng

  • Thối xanh ở gừng

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc.

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide... Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.

  • Thối vàng ở gừng

Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng.

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score...

Thu hoạch và bảo quản để giống gừng vào vụ sau

Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Gừng giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 - 2 cm.

Danh mục tin tức

Từ khóa