6 Cách nấu trà gừng đơn giản tại nhà giúp tăng cường sức đề kháng
Thời tiết giao mùa, nắng mưa thay đổi thất thường khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và gặp các vấn đề về đường hô hấp. Vào những lúc chuyển mùa như thế này, một ly trà gừng ấm nóng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời bởi trà gừng được biết đến là một thức uống giúp làm ấm cơ thể, giải cảm và tăng cường sức đề kháng. Vậy, bạn đã biết cách nấu trà gừng đúng chuẩn chưa? Hãy để Gừng Trí Đức gửi đến bạn một số cách nấu trà gừng trị ho, giải cảm thông qua bài viết sau đây nhé!
I. Công dụng của trà gừng đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu cụ thể về cách nấu trà gừng, bạn hãy cùng Gừng Trí Đức điểm qua một vài lợi ích tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe cụ thể như sau:
- Phòng chống ung thư: Gừng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư. Vì vậy, gừng có thể được sử dụng để hỗ trợ phòng chống lại các bệnh như: ung thư tuyến tụy, trực tràng, tuyến tiền liệt, bàng quang, gan và ung thư vú.
- Cải thiện tiêu hóa: Gừng chứa gingerols và shogoal, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp loại bỏ một số vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,...
- Cải thiện lưu thông máu: Gừng giúp tăng cường lưu thông máu, giúp loại bỏ mảng bám trong động mạch, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ
- Chống viêm, giảm đau xương khớp: Gừng có đặc tính chống viêm mạnh nên có thể chống lại các cơn đau khớp và cơ do viêm gây ra. Đây cũng là một trong những lợi ích tuyệt vời của việc uống trà gừng mỗi ngày.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Gừng là một loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn. Vì vậy, bổ sung trà gừng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, làm ấm cơ thể và phòng ngừa cảm cúm.
- Hỗ trợ giảm cân: Gừng có tính ấm nóng, hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa, giúp eo thon, dáng gọn.
II. Cách nấu trà gừng mang lại hiệu quả tốt nhất
1. Trà gừng bạc hà
Công thức này có khả năng khắc phục tình trạng ho khan và long đờm, ngoài ra, cách nấu trà gừng bạc hà này còn giúp người bệnh kích thích hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày và giúp cải thiện chế độ ăn uống.
- Nguyên liệu nấu trà gừng bạc hà:
- 1 củ gừng tươi
- ½ quả chanh mọng nước
- 5 - 6 lá bạc hà
- 20 gram mật ong nguyên chất
- Cách nấu trà gừng:
- Vắt lấy nước cốt chanh
- Gưng tươi rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước
- Thái gừng thành từng lát mỏng
- Cho gừng đã giã và lá bạc hà vào ấm
- Cho thêm 300ml nước đun sôi vào cùng
- Thực hiện om gừng và lá bạc hà trong vòng 20 phút
- Khi uống, thêm mật ong nguyên chất và nước cốt chanh vào ly trà gừng, khuấy đều
- Nên uống ngay khi còn ấm
2. Trà gừng lá me
Cách nấu trà gừng trị ho với chanh tươi và lá me giúp làm ấm cơ thể, dịu cổ họng, giảm ho. Ngoài ra, do hàm lượng vitamin C trong chanh cao có thể giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Nguyên liệu nấu trà gừng lá me:
- 1 củ gừng tươi
- Lá me
- Chanh tươi mọng nước.
- Cách nấu trà gừng lá me:
- Gừng cạo sạch phần vỏ, thái thành từng lát mỏng
- Lá me rửa sạch, để ráo nước
- Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt
- Cho gừng thái lát và lá me vào nồi nấu với 500ml nước lọc
- Tiến hành đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ
- Thêm đường và nước cốt chanh vào cùng, khuấy đều và sử dụng
- Nên uống ngay khi còn ấm.
3. Trà gừng tươi với muối
Muối có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao nên thường được dùng trong điều trị ho, viêm họng. Ngoài ra, muối còn có tác dụng giúp giảm tình trạng đau rát, ngứa họng, viêm mũi, viêm xoang, và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, gừng kết hợp với muối tạo nên một hỗn hợp tuyệt vời giúp tăng cường khả năng điều trị ho, chống lại sự tác động của các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Nguyên liệu nấu trà gừng:
- 1 củ gừng tươi
- Muối hạt.
- Cách nấu:
- Gừng rửa cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng đun nóng với 500 ml nước cùng 5 gram muối hạt
- Đun với lửa nhỏ trong vòng 15 phút
- Nên uống/ngậm hỗ hợp khi còn ấm
4. Trà gừng với đường phèn
Đường phèn có vị ngọt thanh và có tác dụng làm dịu nhanh cơn đau rát cổ họng. Vì vậy, sự kết hợp giữa gừng và đường phèn sẽ tạo ra một bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho hiệu quả.
- Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- Đường phèn.
- Cách nấu trà gừng:
- Gừng rửa qua với nước, cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng và đường phèn vào chén, tiến hành chưng cách thủy 15 phút
- Để cho hỗn hợp nguội dần, chắt lấy phần nước để uống, còn phần gừng lấy ngậm từ 2 -3 lần/ngày
5. Trà gừng mật ong
Mật ong có vị ngọt, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy cổ họng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, những dưỡng chất có trong mật ong còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh.
- Nguyên liệu nấu trà gừng mật ong:
- 5 - 6 củ gừng tươi
- Mật ong nguyên chất.
- Cách nấu trà gừng mật ong:
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng được thái lát vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào hũ thủy tinh cho đầy ngập lượng gừng trong hũ, dòng kín miệng hũ
- Bảo quản ở nơi khô ráo
- Cách sử dụng:
- Đối với người lớn: Ngậm trực tiếp gừng và với mật ong, sau đó nhai và nuốt từ từ.
- Đối với trẻ nhỏ: Dùng một muỗng gừng mật ong pha cùng với 200ml nước ấm.
Nếu bạn khá bận rộn và không có thời gian để ngâm gừng mật ong, bạn có thể tham khảo sản phẩm Gừng Mật Ong/ Gừng Mật Ong Chanh - Ginbee của Trí Đức. Hai sản phẩm này đều được chế biến từ những nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng, gừng organic đảm bảo không sâu bệnh, thuốc hóa học và mật ong nguyên chất giúp sản phâm đem lại được hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe.
6. Nước trà gừng nguyên chất
- Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Trà túi lọc Thái Nguyên
- Cách nấu trà gừng:
- Dùng nước sôi để tráng qua ấm trà, cho trà Thái Nguyên vào ấm và pha với nước sôi ở nhiệt độ 75 độ C
- Om trà trong khoảng 1 - 2 phút rồi rót ra ly.
- Nấu gừng tươi thái lát với nước lọc, đung sôi trên lửa nhỏ
- Sau đó, hòa chung 2 hỗn hợp trà Thái Nguyên, nước gừng lại với nhau rồi thưởng thức.
III. Một số lưu ý khi nấu và sử dụng trà gừng tại nhà
Bạn nên sử dụng trà gừng khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa đông vì trà gừng giúp cấp nhiệt cho cơ thể rất tốt.
Ngoài ra, bạn không nên uống quá nhiều trà gừng trong một ngày. Một ngày bạn chỉ nên 1 -2 ly trà gừng.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên uống trà gừng thường xuyên và nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bài viết trên đây, Gừng Trí Đức đã hưỡng dẫn cụ thể cách nấu trà gừng đúng cách để đạt được hiểu quả cao nhất. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ tìm ra được cách nấu trà gừng để phù hợp với nhu cầu, sở thich của bản thân. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gừng nguyên chất như: Gừng Mật Ong, Gừng Mật Ong Chanh, Nước Gừng Xay, Tinh Dầu Gừng,... thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline (+84) 904 040 683 hoặc fanpage Gừng Trí Đức nhé!