Hướng dẫn cách xông sả gừng trị cảm hiệu quả
Xông hơi mặt, mũi họng bằng sả gừng là liệu pháp tự nhiên được rất nhiều người tin dùng. Nó có tác dụng thư giãn da, hỗ trợ trị cảm, nghẹt mũi, viêm họng,... Cùng Gừng Trí Đức tìm hiểu kỹ hơn về cách xông sả gừng hiệu quả cho sức khỏe qua bài viết sau nhé!
I. Xông sả gừng có tác dụng gì?
- Tác dụng của gừng:
Gừng là một loại thảo dược có tính ấm, vị cay bổ phế, tỳ, vị. Do đó, xông gừng sẽ có tác dụng giải biểu, tán hàn. Theo nghiên cứu, tinh dầu gừng có khả năng chữa được hầu hết các vấn đề về hô hấp. Đặc biệt, khi sử dụng gừng với nước ấm sẽ đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, làm giãn mao mạch và hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì vậy, sử dụng gừng tươi để làm ấm cơ thể trong tiết trời trở lạnh có thể ngăn ngừa virus cảm cúm. Dân gian còn có bài thuốc gừng tươi nấu chung với rượu để giải cảm. Hơn nữa, khi xông mũi họng còn giúp làm sạch chất nhầy bên trong cổ họng và phổi.
- Tác dụng của sả:
- Sả từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền, dùng để chữa bệnh dạ dày, hạ sốt và giảm đau. Cây sả có vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, tiêu viêm, tiêu đờm, khử trùng, chủ yếu dùng chữa chán ăn, ăn không tiêu, viêm đường tiết niệu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, viêm phế quản, đau họng và long đờm.
- Sả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: B1, B2, B3, B5, B6, axit folic, kali, canxi, magie, phốt pho, mangan, đồng, kẽm và sắt. Ngoài ra, cây sả chủ yếu chứa tinh dầu và các loại tinh dầu như citral, citronellol, geraniol. Tinh dầu sả chanh được dùng làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, đuổi muỗi, nước hoa và xà phòng. Với đặc tính chống viêm, kháng nấm, chống oxy hóa nên xông mũi họng với sả sẽ có hiệu quả trong việc tiêu diệt, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
II. Cách nấu nước xông sả gừng chanh giải cảm
- Nguyên liệu: Sả, gừng tươi, chanh, nước lọc theo liều lượng 5:1:1:3
- Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch nguyên liệu bao gồm gừng, chanh, sả. Sau đó để ráo nước.
Lưu ý: Sả bạn nên bóc lớp vỏ già bên ngoài, cắt gốc rồi lấy phần củ sả đập dập. Gừng cạo vỏ rồi cắt lát. Chanh bạn có thể cắt thành những khoanh mỏng hoặc cắt múi cau tùy thích.
- Bước 2: Bắc nước lên nếp nấu cho sôi 300ml nước lọc, rồi cho lần lượt sả dập, gừng, chanh vào đun sôi lần nữa. Sau đó bạn hạ lửa nhỏ và đun trong 5 phút nữa để cho tinh dầu từ nguyên liệu ra nhiều hơn thì tắt bếp.
- Cách xông
- Bước 1: Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và sữa rửa mặt để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn. Điều này giúp da bạn sạch sẽ, không bị nhiễm ngược trở lại và da mặt giãn nở giúp việc xông được hiệu quả hơn.
- Bước 2: Lấy một chiếc khăn mềm phủ lên đầu, che kín mặt sau đó đưa mặt lên trên nồi nước nấu chanh sả gừng vừa đun. Nhớ canh khoảng cách từ nồi xông sả gừng đến mặt vừa đủ nóng nếu không muốn bị bỏng nhé.
- Bước 3: Bạn cứ xông khoảng 10 đến 20 phút, tùy theo lượng nước cho đến khi nước nguội dần thì bỏ khăn ra. Sau khi xông thì lấy một chiếc khăn sạch, mềm thấm nước trên mặt.
Xông như vậy sẽ cải thiện tình trạng cảm cúm. Nếu có thời gian thì bạn nên làm cách này 2-3 lần/tuần nhé! Hoặc với những bạn quá bận rộn thì một chai tinh dầu gừng Trí Đức cũng là cứu cánh cho ngày cảm cúm rồi nha.
III. Một số lưu ý khi xông hơi giải cảm
- Người hay ra mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều, có triệu chứng chóng mặt, người mắc bệnh Parkinson thì tuyệt đối không sử dụng phương pháp xông hơi giải cảm.
- Với người đang bệnh nặng, trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ đang mang thai được các bác sĩ khuyên không nên dùng phương pháp xông sả gừng chanh này.
- Phương pháp xông giải cảm là liệu thuốc tự nhiên, nên sẽ lâu phát huy hết tác dụng. Do đó, đối với người mắc bệnh cảm quá nặng nên đến bác sĩ để có đơn thuốc hợp lý nhất.
Trên đây là cách nấu nước xông sả gừng chanh giải cảm mà Gừng Trí Đức muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng, nó sẽ là thông tin hữu ích đối đối với mọi người. Theo dõi Gừng Trí Đức thường xuyên để cập nhật thêm thông tin hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!