Giỏ hàng

So sánh lượng tinh dầu trong cây gừng dại và gừng trâu

So sánh lượng tinh dầu trong cây gừng dại và gừng trâu: 

Trong một bài nghiên cứu về thành phần tinh dầu gừng của Đại học Cần Thơ, nhóm nghiên cứu gồm Đặng Văn Hoài, Phan Văn Hồ Nam, Võ Thị Bạch Huệ đã  có bài nghiên cứu mang tiêu đề: "So sánh thành phần tinh dầu của gừng dại và gừng trâu thuộc chi Zingiber họ gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp GC – MS". Sau đây, Trí Đức xin giới thiệu với quý bà con và các bạn tóm tắt nghiên cứu để hiểu thêm về những đặc tính tinh dầu của hai loại gừng này nhé

TÓM TẮT :

Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, Gừng được xem như là một dược liệu quý, thân rễ được sử dụng như một gia vị và tinh dầu được dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh bao gồm viêm khớp, thấp khớp, bong gân, đau cơ bắp, đau nhức, viêm họng, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tăng huyết áp, mất trí nhớ, sốt, bệnh truyền nhiễm...Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện: "So sánh thành phần tinh dầu của Gừng dại và Gừng trâu thuộc chi Zingiber họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp GC-MS". 

Mục tiêu: (1) Xác định và so sánh các đặc trưng hình thái của 2 loài gừng trâu và gừng dại thuộc chi Zingibe. (2) Xác định và so sánh các thành phần tinh dầu của 2 loài gừng này bởi kỹ thuật GC-MS.

Đối tượng nghiên cứu: Cây Gừng trâu và cây Gừng dại 6 tháng tuổi, thu hái tại Bình Phước vào tháng 4 năm 2009.

Phương pháp nghiên cứu: Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái, cấu trúc vi phẫu của lá, thân rễ, rễ bằng phương pháp lục Iod và đỏ carmin. Sơ bộ xác định các thành phần hóa thực vật của hai loài Gừng. Phân tích tinh dầu bằng GC-MS, hệ thống GCHR - MS, GC 6890N, MS AUTOSPECPREMIER P700, Micromass. Cột sắc kí HP5MS 30 m x 250 mm x 0,25 mm. Phần mềm NIST Mass spectral search program for the NIST/EPA/NIH mass spectral Library version 2.0d, 2005.

Kết quả: Tinh dầu Gừng dại có hàm lượng 0,47% cao hơn dầu so với Gừng trâu có hàm lượng là 0,19%. Sự khác biệt này là khá phù hợp với cấu trúc vi phẫu thân rễ của chúng, Zingiber sp. có nhiều tế bào tiết hơn Zingiber officinale. Ngoài tinh dầu, ankaloid, tannin, acid hữu cơ và các chất khử có ở cả hai loài Gừng nghiên cứu, Zingiber sp. có chứa thêm các hợp chất coumarin. Thành phần chính của tinh dầu cả hai loài Gừng là Camphen, Cineol, a-Citral, b-Citral, a-pinen, b-Myrcen, Linnalol, Terpinen-8-ol, a-Curcumen, Zingiberen, a-Farnesen, b-Sesquiphellandren. Trong đó hàm lượng của camphen, Cineol, a-Citral, b-Citral trong Zingiber sp. cao hơn trong Zingiber officinale Rosce. Trong các hợp chất chỉ hiện diện trong Zingiber sp. Citronellal, b-Eudesmol,b-Bisabolen là những hợp chất có hàm lượng hơn 1% và Verbenon (0,30%), Thujopsen (0,33%) là những hợp chất chưa thấy được báo cáo trong các nghiên cứu các cây thuộc chi zingiber trước đây. Hợp chất khác được xem là đặc trưng cho các tính chất dược lý của của gừng đều xuất hiện trong thành phần của cà 2 loại tinh dầu .

Danh mục tin tức

Từ khóa