Nên uống trà gừng khi nào để mang lại sức khỏe tốt
Nên uống trà gừng khi nào luôn là câu hỏi của rất nhiều người muốn tìm hiểu về thời điểm uống trà gừng để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy uống trà gừng khi nào? Những ai không nên uống trà gừng? Hãy cùng Gừng Trí Đức giải đáp thắc mắc ở bài viết ngay dưới đây nhé!
1. Uống trà gừng khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất
Gừng - một loài thực vật có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Không chỉ dùng để pha trà, gừng còn có thể dùng làm gia vị giúp thực phẩm thơm ngon, dậy mùi hơn. Uống trà gừng đúng thời điểm sẽ mang tới một tinh thần thoải mái, khỏe mạnh cho cả ngày. Vậy nên uống trà gừng vào khi nào để đạt hiệu quả? Câu trả lời đó chính là vào buổi sáng sẽ là thời điểm thích hợp nhất.
Ngược lại, khi uống trà gừng vào buổi tối được khuyến cáo là không nên vì trà sẽ kích thích tim đập nhanh, khiến bạn khó ngủ. Ngoài ra, gừng là loại thực phẩm khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tiết ra nước bọt và dịch mật trong đường tiêu hóa. Các dịch này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa nhất là vào buổi tối. Vì thế, bạn hãy hạn chế việc uống trà gừng vào tối muộn bạn nhé!
2. Lợi ích của việc uống trà gừng đúng cách
- Giúp giảm cân hiệu quả: Một vài nghiên cứu cho rằng gừng có thể tác động tích cực đối với các mô mỡ trong cơ thể bao gồm kiểm soát cảm giác thèm ăn và sản sinh nhiệt. Từ đó việc uống trà gừng thường xuyên sẽ giúp giảm cân một cách lành mạnh.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống viêm ruột: Trà gừng không chỉ là một loại thức uống mà còn là thực phẩm giúp làm dịu những vấn đề về tiêu hóa và chống viêm rất hiệu quả.
- Giảm đau đầu, chóng mặt: Đặc tính của gừng được các bác sĩ nghiên cứu rằng chúng có khả năng giảm đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
- Chống ung thư: Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư, chủ yếu là do hàm lượng gingerol và shogaol của nó. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng gingerol và shogaol có thể gây chết tế bào và ngăn chặn tế bào ung thư sinh sôi và phát triển. Gừng có thể ảnh hưởng đến một số loại tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tụy, ruột kết, đại trực tràng, buồng trứng, tuyến tiền liệt và phổi.
- Bảo vệ não: Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của gừng chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm - hai yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các bệnh thoái hóa não như bệnh Alzheimer.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Tiêu thụ gừng với liều lượng 2–6 gam hàng ngày có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, ngăn ngừa máu đông, giảm chứng ợ chua, giảm cholesterol và cải thiện lưu thông máu.
3. Những lưu ý cần biết khi uống trà gừng
4. Gợi ý các cách bổ sung gừng vào bữa sáng
- Món salad mận sốt gừng
Bước 1: Ngậm 4-5 lát gừng tươi đã được tráng qua nước sôi trong vòng 10-20 phút sẽ giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể rất tốt.
Bước 2: Thêm gừng vào bữa ăn như xào, trộn, salad, canh,..vv
Bước 3: Thêm gừng vào đồ uống như cà phê và trà. Khi kết hợp gừng vào sẽ giúp cơ thể chống oxy hóa, hỗ trợ đường ruột và tăng độ tập trung cho cả ngày dài làm việc.
- Pha trà gừng mật ong (Gừng tươi, mật ong, chanh)
Bước 1: Gừng củ rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
Bước 2: Đun sôi một nồi nước nhỏ khoảng 350ml. Sau khi nước sôi, bạn cho gừng thái sợi vào và đợi khoảng 10 phút.
Bước 3: Vắt nước gừng ra cốc, sau khi nước nguội thì vắt chanh vào và thêm 1 thìa mật ong.
Lưu ý: Không vắt chanh khi nước còn đang sôi, vì nước sẽ bị đắng